10 thói quen tốt nên duy trì hàng ngày

Cỡ chữ
In trang

10 THÓI QUEN TỐT NÊN DUY TRÌ HÀNG NGÀY

1. Đi bộ và tập thể dục

Tập thể dục nói chung và đi bộ nói riêng là một loại thuốc thần kỳ vì khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu kéo dài 11 năm của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy đi bộ 2 giờ rưỡi mỗi tuần, hoặc 21 phút mỗi ngày, giúp giảm 31% các biến cố tim mạch và giảm 32% nguy cơ tử vong sớm.

2. Khám sức khỏe tổng quát

Khám tổng quát sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mắc phải. Dựa trên kết quả thăm khám, xét nghiệm, Bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý, đồng thời phát hiện bệnh sớm nếu có. Trong điều trị bệnh, phát hiện càng sớm, điều trị càng dễ dàng, ít biến chứng. Khám sức khỏe tổng quát là thước đo khoa học để bạn đánh giá, điều chỉnh lại lối sống hàng ngày, từ đó đảm bảo sức khỏe tốt hơn trong tương lai.

Môi trường sống hiện nay ngày càng ô nhiễm, ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật cao, đặc biệt tình trạng mắc các bệnh nan y ngày càng gia tăng. Do đó, khám sức khỏe định kỳ giúp mỗi người có cái nhìn chung về tình trạng sức khỏe hiện tại và qua từng thời kỳ, từ đó đảm bảo sức khỏe tốt hơn trong tương lai. Mỗi người nên thực hiện khám tổng quát sức khỏe mỗi 6 tháng - 1 năm/lần.

3. Thường xuyên rửa tay, súc họng

Trong quá trình hoạt động cả ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, cầm nắm nhiều vật nên nhiều vi khuẩn bám vào tay. Khi đó, bàn tay trở thành vật trung gian truyền bệnh vào cơ thể bằng các hành động vô tình như chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Vì vậy, thường xuyên rửa tay là một trong những cách tốt nhất phòng bệnh cho cơ thể.

Vi khuẩn trong miệng sinh sôi là yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và có nguy cơ làm trầm trọng hơn một số bệnh như: sâu răng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim... Súc miệng và súc họng là một phương pháp vệ sinh đơn giản, dễ thực hiện, không tác dụng phụ, chi phí thấp, hiệu quả cao và có thể phòng các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hoạt chất Chlrorhexidine có tác dụng sát khuẩn và khử khuẩn, hiệu quả trên phạm vi rộng đối với các vi khuẩn Gram dương và Gram âm, men, nấm da và các virus ưa lipid. Trong phẫu thuật, Chlrorhexidine được dùng để khử khuẩn ở da, vết thương, vết bỏng, làm sạch dụng cụ và các mặt cứng. Ngoài ra, Chlrorhexidine có thể phòng ngừa việc tạo thành cao răng, ngăn ngừa mảng bám, bảo vệ chống viêm lợi và phòng ngừa sâu răng.

Bộ sản phẩm Gel rửa tay, Nước súc miệng và Xịt sát khuẩn SAFEMEDI chứa Chlrorhexidine

giúp ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.

4. Uống nhiều nước

Nước giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể, bao gồm: Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể; Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào; Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng cần thiết cho cơ thể; Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng; Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở; Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru; Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, tránh dị ứng, ho khan; Phòng chống tắc nghẽn động mạch, giảm nguy cơ tai biến; Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể; Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%.

Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở. Khi làm việc, vận động cơ thể sẽ mất thêm nước. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi. Nhu cầu nước của mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết...

5. Ngủ sớm, dậy sớm

Thức khuya và ngủ muộn khiến bạn không thể tỉnh táo, luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngủ muộn thường làm bạn uể oải, thậm chí mất ngủ, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa calo của cơ thể.

Ngủ sớm có thể ngăn ngừa béo phì, cao huyết áp, đau đầu, mệt mỏi, thiếu tập trung. Bên cạnh đó, các chuyên gia cảnh báo những người đi ngủ sau nửa đêm có nguy cơ bị chứng xơ cứng động mạch cao hơn những người đi ngủ trước 22h. Ngủ sớm và đủ giấc giúp làn da có thời gian tái tạo, trẻ hóa và tự bổ sung dưỡng chất. Ngược lại, ngủ muộn gây nếp nhăn và quầng thâm dưới mắt.

Nếu hình thành thói quen dậy sớm và dành một khoảng thời gian để khởi động tay chân sẽ giúp cho cơ thể được trao đổi chất nhanh hơn. Dậy sớm và tập luyện thể dục sẽ giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động được tốt và ổn định hơn. Bên cạnh đó, việc dậy sớm sẽ giúp cho cơ thể nhanh chóng đốt cháy và loại bỏ được lượng calo và mỡ thừa tồn tại lâu ngày trong cơ thể.

6. Luyện thở

Trong cuộc sống hiện nay, con người thường ít vận động cơ bắp, có nhiều lo buồn, hít thở các chất độc hại dẫn đến nhiều rối loạn tâm sinh lý trong đó có rối loạn hô hấp.

Chính vì thế, rèn luyện nhịp thở có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, giúp nảy sinh những tư tưởng chân - thiện - mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người và có thể kéo dài tuổi thọ. Hơi thở được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể mới phát triển tốt và khoẻ mạnh.

7. Không thuốc lá, hạn chế rượu bia

Chất nicotin trong thuốc lá (trung bình một điếu thuốc tẩm một lượng khoảng 1mg nicotin) hoạt động như một chất kích thích. Tuy nhiên, nicotin trong thuốc lá chỉ là một chất gây nghiện, không độc hại bằng những hợp chất khi chúng ta đốt điếu thuốc. Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có nicotine là chất gây nghiện và khoảng 70 chất là tác nhân gây ung thư, điển hình là các chất như nhựa thuốc lá, benzen, carbon monoxide.

Rượu hay bia, đây đều là những thức uống có cồn. Trong hóa học đây là Ethanol (C2H5OH) là một chất gây nghiện, làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.

8. Uống rượu vang

Nghe có vẻ mâu thuẫn với tác hại của rượu bia, tuy nhiên rượu vang chỉ đơn giản được làm bằng cách lên men nho màu sẫm, giàu chất chống ô xy hóa. Rượu vang có một số lợi ích bao gồm chống lão hóa và tăng cường miễn dịch. Trong rượu vang có nhiều chất chống ô xy hóa như resveratrol, catechin, epicatechin và proanthocyanidin. Những chất chống ô xy hóa này giúp giamr nguy cơ bệnh tim và chống lại các tổn thương gốc tự do. Rượu vang rất tốt, nhưng dùng quá mức có thể gây tử vong.

9. Không bỏ bữa sáng

Trong suy nghĩ của nhiều người, bữa sáng chỉ là bữa ăn phụ. Vì thế, dù có bỏ qua bữa sáng thì cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế lại không phải vậy. Bữa ăn sáng là rất quan trọng, hiệu quả làm việc cả ngày phụ thuộc vào giá trị dinh dưỡng do bữa ăn sáng cung cấp. Vậy nên tập cho mình thói quen ăn sáng trước khi đi học hoặc đi làm vì nó sẽ tạo nên một ngày học tập và làm việc hiệu quả.

10. Không mang điện thoại vào phòng ngủ

Thông thường điện thoại di động phát ra bức xạ do tín hiệu truyền ở tần số khoảng 900MHz. Do đó, việc điện thoại di động gần đầu trong thời gian dài có thể dẫn đến đau đầu, đau cơ và các vấn đề sức khỏe phức tạp khác. Thay vì mang điện thoại vào phòng ngủ, hãy để sách ở nơi bạn ngủ. Tránh xa các màn hình, chu kỳ ngủ của bạn được đảm bảo và sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, đọc sách giúp học hỏi thêm điều mới, đi ngủ sau khi đọc sách sẽ giúp bộ não cải thiện khả năng ghi nhớ kiến thức đó.

Còn rất nhiều thói quen tốt nữa, hy vọng mỗi người trong chúng ta sẽ biết chú ý hơn đến sức khỏe.

Quay lại

VIDEO CLIPS

 

 

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
0243 623 1475